Chúng ta đang sống trong một thời đại mà thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng to lớn - ô nhiễm môi trường. Sự nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng lớn đến hành tinh này. Nó ngày càng trở nên rõ ràng thông qua biểu hiện thời tiết khắc nghiệt hơn, mực nước biển dâng cao và số lượng thiên tai ngày càng tăng. Do đó, tất cả chúng ta cần phải có hành động ngay lập tức để bảo vệ hành tinh khỏi bị phá hủy thêm nữa.
Trong bài viết này, Nano Clean xin chia sẻ các nguyên nhân và những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. Với mong muốn góp một phần sức nhỏ trong việc bảo vệ hành tinh xanh. Chúng tôi hi vọng mỗi người trong chúng ta sẽ ngày càng nâng cao ý thức về vai trò của mình trong việc cứu môi trường này.
1. Ô nhiễm môi trường là gì? Những loại ô nhiễm môi trường chính
2. Một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường
3. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
1. Ô nhiễm môi trường là gì? Những loại ô nhiễm môi trường chính
2. Một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường
3. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là sự bổ sung bất kỳ các chất hoặc năng lượng sai lệch nào vào môi trường. Nó là sự tác động của các chất độc hại đến môi trường. Những chất có hại này được gọi là chất gây ô nhiễm. Và chúng gây ra sự thay đổi thành phần của môi trường. Tác động của việc ô nhiễm môi trường đến với con người cùng mọi sinh vật là rất lớn. Có không ít các biện pháp giúp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường đã được đề xuất. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều vì tốc độ thải độc vẫn nhanh hơn mức độ khắc phục.
Những loại ô nhiễm môi trường chính
Ô nhiễm là quá trình làm cho đất, nước, không khí hoặc các phần khác của môi trường trở nên bẩn, không an toàn hoặc không phù hợp để sử dụng. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đưa chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, nhưng chất gây ô nhiễm không nhất thiết phải hữu hình. Những thứ đơn giản như ánh sáng, âm thanh và nhiệt độ có thể được coi là chất gây ô nhiễm khi được đưa vào môi trường một cách nhân tạo. Chúng là những khía cạnh góp phần gây ô nhiễm và dẫn đến các mối nguy hại cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và động vật hoang dã.
2.1. Ô nhiễm môi trường đất
Đất có thể bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Chất thải nguy hại bao gồm các loại chất thải lỏng, rắn hoặc bùn có đặc tính nguy hiểm và gây hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường. Các ngành công nghiệp tạo ra chất thải nguy hại từ khai thác mỏ, lọc dầu, sản xuất thuốc trừ sâu và sản xuất hóa chất khác. Các hộ gia đình cũng tạo ra chất thải gây hại khi sử dụng sơn, dung môi, dầu động cơ, đèn huỳnh quang, bình xịt và đạn dược.
2.2. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước xảy ra khi hóa chất hoặc chất lạ nguy hiểm được đưa vào nước. Chúng thường là nước thải, thuốc trừ sâu và phân bón từ dòng chảy nông nghiệp hoặc kim loại như chì hay thủy ngân. Ô nhiễm nguồn nước có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh vật biển.
Ngoài ra, nước ấm cũng có thể gây hại. Sự nóng lên nhân tạo của nước được gọi là ô nhiễm nhiệt. Nó có thể xảy ra khi một nhà máy hoặc nhà máy điện đang sử dụng nước để làm mát hoạt động của mình lại thải ra nước nóng. Điều này làm cho nước giữ ít oxy hơn, có thể giết chết cá và động vật hoang dã. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong nước cũng có thể giết chết cá.
Ô nhiễm chất dinh dưỡng, còn được gọi là hiện tượng phú dưỡng. Đây là một dạng ô nhiễm nước khác. Đó là khi các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như nitơ, được thêm vào các vùng nước. Chất dinh dưỡng này hoạt động giống như phân bón và khiến tảo phát triển với tốc độ quá mức. Tảo chặn ánh sáng từ các cây khác. Thực vật chết và sự phân hủy của chúng dẫn đến ít oxy hơn trong nước. Từ đó, giết chết động vật thủy sinh.
2.3. Ô nhiễm không khí
Không khí chúng ta hít thở có thành phần hóa học là 99% nitơ, oxy, hơi nước và khí trơ. Ô nhiễm không khí xảy ra khi những thứ không bình thường được thêm vào không khí. Một loại ô nhiễm không khí phổ biến là khí đốt nhiên liệu hóa thạch. Sự ô nhiễm này trông giống bồ hóng, chứa hàng triệu hạt nhỏ li ti, trôi nổi trong không khí.
Ô nhiễm không khí có thể ở dạng khí nhà kính. Chẳng hạn như carbon dioxide hoặc sulfur dioxide, đang làm hành tinh nóng lên thông qua hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính là khi các khí hấp thụ bức xạ hồng ngoại phát ra từ Trái Đất. Chúng ngăn không cho nhiệt thoát ra ngoài. Đây là một quá trình tự nhiên giữ cho bầu không khí của chúng ta ấm áp. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều khí được đưa vào bầu khí quyển, sẽ có nhiều nhiệt bị giữ lại hơn. Điều này có thể làm cho hành tinh ấm lên một cách giả tạo.
2.4. Ô nhiễm tiếng ồn
Mặc dù con người không thể nhìn thấy hoặc ngửi thấy ô nhiễm tiếng ồn nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến môi trường. Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi âm thanh phát ra từ máy bay, công nghiệp hoặc các nguồn khác đạt đến mức có hại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên hệ trực tiếp giữa tiếng ồn và sức khỏe. Ví dụ như các bệnhliên quan đến căng thẳng, huyết áp cao, nhiễu giọng nói, suy giảm thính lực.
2.5. Ô nhiễm ánh sáng
Hầu hết mọi người không thể tưởng tượng được cuộc sống mà không có sự tiện lợi hiện đại của đèn điện. Tuy nhiên, đối với thế giới tự nhiên, ánh sáng đã thay đổi cách hoạt động của ngày và đêm. Một số hậu quả của ô nhiễm ánh sáng như: Một số loài chim hót vào những giờ không tự nhiên khi có ánh sáng nhân tạo. Rùa biển mới nở dựa vào ánh sao phản chiếu trên sóng để di chuyển từ bãi biển ra đại dương. Và đèn đường có thể gây nhầm lẫn khiến chúng đi sai phương hướng. Quá trình ra hoa và phát triển của cây có thể bị gián đoạn hoàn toàn bởi ánh sáng nhân tạo.
Bảo vệ môi trường là một trong những trách nhiệm chính của chúng ta. Đây là cách tự nhiên để chăm sóc bản thân và các thế hệ tương lai của hành tinh này. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mà chúng ta có thể thực hiện trong cuộc sống hàng ngày để giảm thiểu ô nhiễm.
Lựa chọn phương tiện vận chuyển
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng chắc chắn là một cách ngắn gọn để góp phần giảm ô nhiễm không khí. Phương tiện này cung cấp ít khí đốt và năng lượng hơn. Ngoài việc thải ra ít nhiên liệu và khí đốt, sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại. Ít phương tiện trên đường sẽ góp phần tạo ra ít khí thải. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Việc này giúp giảm lượng khí thải tổng thể, số lượng phương tiện giảm trên đường, các đợt tắc nghẽn giao thông hơn.
Rút phích điện và tắt đèn khi bạn không dùng đến
Đảm bảo rằng bạn tắt đèn và các thiết bị điện khác khi bạn không ở trong phòng. Rút phích cắm khi không sử dụng cũng sẽ giúp tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng.
Tránh sử dụng sản phẩm có hóa chất độc hại
Các loại hóa chất với liều lượng cao khi đi vào hệ thống vệ sinh sẽ rất khó tách khỏi hệ thống nước. Từ đó sẽ gây ra tác dụng phụ đối với những người sử dụng nguồn nước này. Các sản phẩm sử dụng hóa chất hoặc có mùi mạnh, như sơn hoặc nước hoa nên được sử dụng ít hơn hoặc bên ngoài nhà. Cũng có thể có một giải pháp thay thế là sử dụng các sản phẩm có hàm lượng hóa chất và đặc tính hữu cơ thấp.
Tiết kiệm nước
Tránh sử dụng nước quá mức không mong muốn. Cách đơn giản để tránh lãng phí nước là sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước, sửa chữa rò rỉ vòi ngay có sự cố và xả nước vừa đủ dùng.
Tái chế và tái sử dụng
Khái niệm tái chế và tái sử dụng không chỉ là bảo tồn tài nguyên và sử dụng chúng một cách hợp lý mà còn hữu ích đối với bảo vệ môi trường. Hành động này giúp giảm lượng khí thải ô nhiễm. Các sản phẩm tái chế cũng tốn ít năng lượng hơn để tạo ra các sản phẩm khác.
Nói không với túi nhựa
Việc sử dụng các sản phẩm nhựa có thể rất có hại cho môi trường. Chúng mất rất nhiều thời gian để phân hủy do vật liệu được tạo thành từ dầu mỏ. Thay vào đó, việc sử dụng túi giấy là một giải pháp thay thế tốt hơn vì chúng dễ phân hủy và có thể tái chế.
Giảm cháy rừng và hút thuốc lá
Việc thu gom rác và đốt vào mùa khô hoặc đốt lá khô là một tác nhân rất lớn gây ô nhiễm không khí. Hơn nữa hút thuốc lá cũng gây ô nhiễm không khí và khiến chất lượng không khí xấu đi rõ rệt.
Các hoạt động của con người ngày càng tăng và áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên tồi tệ. Nếu điều này tiếp tục diễn ra, cuộc sống trên Trái Đất sẽ trở nên không bền vững. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường cần thiết mà Nano Clean về nêu nên được tuyên truyền và thực hiện ở mỗi cá nhân. Chúng ta cần có chiến lược quản lý chất thải đúng đắn ngay từ khâu bắt đầu đến khi xử lý. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm và môi trường sẽ ngày càng sạch hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NANO VINA
- Địa chỉ: 102 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
- Phone: 028 38409368 - Fax: 028 35119486
- Hotline: 0927 770 770
- Mail: admin@nanoclean.vn
- Website: nanoclean.vn
- Fanpage: Nanoclean.vn - Vệ sinh công nghiệp
