Hợp Chất VOCs Là Gì? Tác Hại Và Cách Phòng Tránh VOCs

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đã từng nghe qua tên gọi hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hay còn gọi tắt là VOCs chưa? Đây là một dạng hóa chất gây hại đến sức khỏe con người. Nó không chỉ tồn tại trong môi trường công nghiệp mà còn hiện hữu trong chính ngôi nhà của bạn, đặc biệt là nhà mới xây. Vậy hợp chất VOCs là gì? Nguồn gốc phát sinh và ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người như thế nào? Những phương án nào có thể áp dụng để giảm sự tiếp xúc với loại hợp chất này một cách hiệu quả? Mời bạn cùng dịch vụ vệ sinh Nano Clean tìm hiểu lời giải đáp cho những khúc mắc vừa rồi thông qua bài viết này nhé.

Hợp chất Vocs là gì

1. Hợp chất VOCs là gì?

Hợp chất VOCs hay còn gọi là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, là một dạng vật chất tồn tại dưới dạng khí có gốc Carbon và bay hơi rất nhanh. Hợp chất này được phát sinh từ các chất rắn hoặc chất lỏng có trong nhà. Khi đã lẫn vào không khí, nhiều loại VOCs có khả năng liên kết với nhau hoặc liên kết với các phân tử khác và hình thành nên những hợp chất mới.

VOCs được sản sinh từ những vật dụng quen thuộc hàng ngày như sơn, các sản phẩm khử mùi, tẩy rửa, khử trùng, mỹ phẩm và các sản phẩm trang trí. Một số hợp chất VOCs thường gặp bao gồm benzen, formaldehyd, oluen, xylene,… Chúng tồn tại ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta đặc biệt là trong không gian nhà mới xây.

2. Nguồn gốc phát sinh của VOCs

VOCs phát sinh từ rất nhiều nguồn nhưng chung quy có thể phân chia làm 2 nguồn chính

Nguồn gốc tự nhiên:

Thành phần chính của VOCs có nguồn gốc tự nhiên là isoprene, đây là một loại hydrocarbon dễ bay hơi. Đa số các VOCs đều phát sinh từ thực vật và thường được thải ra với số lượng lớn.

Nguồn gốc nhân tạo:

Là một chất khí không màu không mùi. Formaldehyde được biết đến là VOCs phổ biến nhất và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp cho nhiều mục đích khác nhau. Khí này xuất hiện nhiều trong vật liệu xây dựng, ván sợi, ván ép, keo hồ, nhiên liệu đốt,… Ngoài ra, sơn mài hoặc lớp phủ sàn là nguồn gốc chứa formaldehyde đáng kể trong nhà. Formaldehyde cũng có xuất hiện trong màn cửa sổ, vải vóc và trong các sản phẩm gia dụng khác trong nhà. Những vật liệu này là những nguyên liệu chủ yếu sinh ra mùi “mới”, mùi của những hóa chất độc hại hòa lẫn vào không khí.

Nguồn gốc của VOCS khác như methylene chloride, toluene,… xuất hiện chất làm loãng sơn hoặc dung môi, xi măng, keo, thuốc lá, thuốc nhuộm. VOCS cũng xuất phát từ sản phẩm chăm sóc cá nhân như xịt tóc, nước hoa, nước tẩy rửa, máy in,…

3. Ảnh hưởng của VOCs đối với sức khỏe con người

Khả năng ảnh hưởng của VOCs đến sức khỏe con người còn phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm, thời gian tiếp xúc. Có những hợp chất hữu cơ vô hại và số còn lại có độc tính cao, gây hại đến sức khỏe nếu tiếp xúc nhiều. Một số bệnh lý xuất hiện thường liên quan đến hô hấp, các triệu chứng về mắt, mũi, họng. Nặng hơn là có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, gan và thận. Ở mức độ phơi nhiễm cao trong thời gian dài, VOCs có thể biến chứng thành chất gây ung thư. Đặc biệt trẻ em và những người bị hen suyễn dễ bị tác động xấu từ những hợp chất này.

Chính vì thế mà thị trường hiện nay đang nổi lên dịch vụ vệ sinh nhà mới xây để giúp gia chủ loại bỏ ảnh hưởng của VOCs một cách triệt để và an toàn. Thông thường mọi người đều thắc mắc là nhà mới xây bao lâu thì ở được? Thì đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắc mắc ấy. Bởi sau khi hoàn thiện ngôi nhà gia chủ không thể vào ở ngay mà chưa vệ sinh sạch sẽ.

4. Cách giảm sự tiếp xúc với VOCs trong nhà mới xây

VOCs tồn tại rất nhiều trong môi trường tự nhiên do đó bạn không thể loại bỏ hoàn toàn những hợp chất này khỏi căn nhà. Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình, bạn cần tìm cách làm giảm sự tiếp xúc với VOCs càng nhiều càng tốt. Sau đây là một số biện pháp hữu ích từ lời khuyên của các chuyên gia lĩnh vực dịch vụ vệ sinh mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Sử dụng một số vật liệu xây dựng không hoặc chứa ít VOCs. Ví dụ như thay vì sử dụng sơn tường, bạn có thể cân nhắc dùng decal hoặc xốp dán tường.
  • Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính, bật quạt để không khí trong nhà được lưu thông dễ dàng.
  • Khói thuốc là nguồn gây ô nhiễm không khí và tác nhân gây nên bệnh viêm phổi cho người lớn và trẻ nhỏ. Do đó, không hút thuốc trong nhà và không cho hút thuốc gần nhà để tránh khởi sinh thêm VOCs.
  • Chỉ mua sản phẩm chứa VOCs ở số lượng vừa phải, đủ dùng và sử dụng ngày. Hạn chế đến mức thấp nhất việc tích trữ chúng trong nhà.
  • Vứt bỏ các hóa chất cũ hoặc không cần thiết vào thùng rác nhưng cần đảm bảo để chúng ở nơi thông thoáng.
  • Không pha dung môi hoặc chất tẩy rửa trong nhà vì khi pha trộn với nhau có thể tạo chất gây ô nhiễm nguy hiểm mới.
  • Khi nhà mới vẫn còn nặng mùi, bạn không nên mang đồ giặt đã khô vào nhà nhằm tránh các khí VOCs bám lên quần áo.
  • Sử dụng máy lọc khí để loại bỏ tạp chất và những chất độc hại tồn tại trong không gian nhà mới là giải pháp tối ưu và hiệu quả. Một chiếc máy lọc không khí có 3 màng lọc khí trở lên sẽ giúp lọc sạch các chất gây hại trong nhà. Đồng thời cuốn bay các hạt bụi mịn, giúp bầu không khí trong nhà trở nên trong lành hơn.

VOCs không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là yếu tố gây hại đến sức khỏe con người. Việc tìm hiểu hợp chất VOCs là gì, nguồn gốc tạo ra những loại khí này và biện pháp giảm thiểu mức độ tiếp xúc với chúng là điều vô cùng cần thiết. Qua những thông tin mà Nano Clean vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã hiểu được sự độc hại của những hợp chất khí này. Đồng thời trang bị thêm những mẹo phòng tránh, hạn chế sự ảnh hưởng của VOCs đến sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.

Xem thêm các bài viết liên quan:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NANO VINA
  • Địa chỉ: 102 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
  • Phone: 028 38409368 – Fax: 028 35119486
  • Hotline: 0927 770 770
  • Mail: admin@nanoclean.vn
  • Website: nanoclean.vn
  • Fanpage: Nanoclean.vn – Vệ sinh công nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *