Tìm Hiểu Thông Tư 58 Về Quản Lý Chất Thải Y Tế

5/5 - (1 bình chọn)

Hằng năm lượng chất thải y tế nước ta mang ra mội trường khá lớn. Theo một số hệ thống đo lường năm lượng chất thải y tế đã đạt hơn 800 tấn/ngày. Do đó việc quản lý chất thải y tế được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

Quan Ly Chat Thai Y Te

1. Chất thải y tế là gì? – Khái niệm

Chất thải y tế là tất cả các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động y tế, bao gồm các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, phòng mổ, nhà thuốc, và cả gia đình khi tiến hành tự điều trị. Chất thải y tế có thể bao gồm các vật liệu như kim tiêm, ống tiêm, bông gòn, băng gạc, găng tay y tế, đồ dùng dùng một lần, thuốc hết hạn sử dụng, mô và chất bệnh phẩm, và các chất cần đặc biệt xử lý để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

2. Tại sao phải quản lý chất thải y tế nghiêm ngặt?

Chất thải y tế có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho con người và môi trường. Chính vì vậy mà Bộ Y Tế cùng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành thông tư liên tịch quy định về quản lý chất thải y tế: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Để đảm bảo tất cả các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ.

Liệu rằng bạn có biết sự nguy hiểm của chất thải y tế đầy đủ chưa? Cùng Nano Clean điểm qua những lý do chính dẫn đến việc quản lý chất thải y tế nghiêm ngặt nhé!

2.1. Quản lý chất thải y tế để bảo vệ sức khỏe con người

Chất thải y tế có thể chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại và các chất phóng xạ. Nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, không chỉ đối với nhân viên xử lý chất thải mà còn cho cộng đồng xung quanh. Quản lý nghiêm ngặt chất thải y tế giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật và bảo vệ sức khỏe công cộng.

2.2. Quản lý chất thải y tế góp phần bảo vệ môi trường:

Chất thải y tế không được xử lý đúng cách có thể xâm nhập vào nguồn nước, đất và không khí, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và các loài sống. Quản lý nghiêm ngặt chất thải y tế giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và duy trì một môi trường sống lành mạnh cho chúng ta và các thế hệ sau này.

2.3. Đảm bảo an toàn cho nhân viên xử lý chất thải khi tuân thủ quy định quản lý chất thải y tế

Những người làm việc trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế đối mặt với nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại và bị nhiễm bệnh. Quản lý nghiêm ngặt chất thải y tế bao gồm các quy định về an toàn lao động và biện pháp phòng ngừa để bảo vệ nhân viên xử lý chất thải khỏi nguy hiểm và bệnh tật.

2.4. Tuân thủ pháp luật và quy định hiện hành

Quản lý chất thải y tế nghiêm ngặt là sự tuân thủ các pháp luật và quy định liên quan. Các quy định này được thiết lập để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Tuân thủ chặt chẽ các quy định này là một trách nhiệm đối với các cơ sở y tế và cá nhân để đảm bảo việc quản lý chất thải y tế được thực hiện một cách hiệu quả và đúng quy định.

2.5. Xây dựng ý thức cộng đồng thông qua việc quản lý chất thải y tế

Quản lý chất thải y tế nghiêm ngặt không chỉ tạo ra một môi trường an toàn mà còn giúp xây dựng ý thức cộng đồng về vấn đề môi trường và sức khỏe. Bằng cách nâng cao nhận thức và sự chú ý đến chất thải y tế, chúng ta có thể khuyến khích mọi người tham gia vào việc quản lý chất thải y tế một cách chủ động và đóng góp vào bảo vệ môi trường và sức khỏe chung.

3. Tóm lượt thông tư 58 về quản lý chất thải y tế

3.1. Chất thải y tế được phân định như thế nào?

Phân loại chất thải y tế là một bước quan trọng trong quá trình quản lý. Theo Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT chất thải y tế được phân thành 3 nhóm:

  • Chất thải lây nhiễm: được lưu chứa trong bao bì màu vàng
  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm: được lưu chứa trong bao bì màu đen
  • Chất thải y tế thông thường: được lưu chứa trong bao bì màu xanh

3.2. Quy định về thu gom chất thải y tế

Thu gom và xử lý chất thải y tế đúng cách là cần thiết để đảm bảo an toàn và môi trường không bị ô nhiễm. Khi thu gom chất thải y tế cần chú ý những điểm sau:

  • Thời gian thu gom nên được thực hiện lúc ít người qua lại.
  • Tuyến đường thu gom là cố định. Tránh khu vực đông người qua lại.
  • Đối với chất thải lây nhiễm cần thu gom riêng. Xử lý sơ bộ những chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Chất thải y tế nguy lại không lây nhiễm thu gom lưu giữ riêng đảm bảo không rò rỉ phát tán ra ngoài môi trường.
  • Thu gom riêng chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và không phục vụ mục đích tái chế.

Về phương tiện thu gom chất thải y tế cần phải: dễ chất tải và dỡ bỏ chất thải. Dễ làm sạch và kéo, đẩy. Có dán nhãn và sử dụng riêng cho từng loại CT. Có kích thước phù hợp lượng chất thải y tế phát sinh. Không quá cao và không có cạnh sắc nhọn. Có thể khóa lại khi không sử dụng.

Về nhân viên thu gom chất thải y tế đảm bảo đầy đủ bảo hộ lao động, không bưng bê, không chất quá đầy. Sử dụng thang máy riêng và khử khuẩn thang máy, xe thu gom sau mỗi lần hoàn thành công việc.

3.3. Quy định về xử lý chất thải y tế

Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về xử lý chất thải nguy hại như sau:

  • Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
  • Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
  • Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:
  • Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.
  • Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm)
  • Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
  • Đối với chất thải lây nhiễm cao cần phải xử lý sơ bộ trước khi tiến hành thu gom. Hiện có 2 phương pháp xử lý là khử khuẩn bằng hóa chất và khử khuẩn bằng nhiệt.

3.4. Lưu giữ và vận chuyển:

Chất thải y tế sau khi được xử lý phải được lưu giữ trong các bao bì chuyên dụng và được vận chuyển đến các cơ sở xử lý chất thải y tế theo quy định của cơ quan chức năng.

Quản lý chất thải y tế đóng vai trò quan trọng trong vệ sinh bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh. Việc phân loại chất thải, xử lý đúng cách và tuân thủ quy định là cần thiết để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Quản lý chất thải y tế đúng cách không chỉ giúp duy trì môi trường sạch sẽ trong bệnh viện mà còn đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cùng dich vu ve sinh benh vien Nano Clean chung sức bảo vệ trái đất xanh, sạch, đẹp bạn nhé! Đường dây nóng tư vấn dịch vụ vệ sinh bệnh viện uy tín: 0927770770. Nano Clean rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Xem thêm các bài viết liên quan:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NANO VINA
  • Địa chỉ: 102 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
  • Phone: 028 38409368 – Fax: 028 35119486
  • Hotline: 0927 770 770
  • Mail: admin@nanoclean.vn
  • Website: nanoclean.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *