GMP Là Gì? Tìm Hiểu Chuẩn GMP Trong Vệ Sinh Nhà Xưởng 

5/5 - (1 bình chọn)

Trong bất kỳ loại hình làm việc nào cũng cần có tiêu chuẩn để đánh giá. Và tiêu chuẩn được áp dụng trong vấn đề vệ sinh công nghiệp phải nhắc đến GMP. Vậy GMP là gì? Các yêu cầu của tiêu chuẩn này, quy trình triển khai như thế nào? Sau đây, dịch vụ vệ sinh Nano Clean tiết lộ cho bạn một số thông tin để trả lời cho những câu hỏi trên. Hãy cùng dịch vụ vệ sinh nhà xưởng Nano Clean tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan cho vấn đề vệ sinh ở doanh nghiệp mình nhé.

GMP là gì

1. GMP là gì?

GMP là từ viết tắt của Good Manufacturing Practices. Dịch theo nghĩa tiếng Việt thì nó là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt. GMP được áp dụng cho các cơ sở sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế,… Mục đích nhằm để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm. GMP là tiêu chuẩn cơ bản, là điều kiện để phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

Tiêu chuẩn GMP đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Nó chú tâm đến việc kiểm soát các mối nguy hại từ khâu thiết kế, lắp đặt nhà xưởng, dụng cụ, trang thiết bị máy móc, nguyên liệu đầu vào, đến quy cách đóng gói, bao bì và bảo quản. Đặc biệt là điều kiện vệ sinh của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này giúp đem lại một phương thức quản lý chất lượng có hệ thống, logic, khoa học, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

2. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn GMP

2.1. Nhà xưởng và phương tiện sản xuất

Khu nhà xưởng và các phương tiện sử dụng trong sản xuất phải được thiết kế, lắp đặt theo đúng trình tự dây chuyền công nghệ.

2.2. Điều kiện vệ sinh nhà xưởng, môi trường

Môi trường quanh nhà xưởng, các thiết bị – dụng cụ phục vụ sản xuất, các phương tiện vật chất phải đảm bảo điều kiện vệ sinh tiêu chuẩn. Song song với đó, hệ thống cấp – thoát nước, các bề mặt trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, phụ phẩm, chất thải… phải hoạt động tốt và đáp ứng yêu cầu vệ sinh cơ bản.

2.3. Quá trình vệ sinh

Các doanh nghiệp sản xuất cần xây dựng quy định về quy trình sản xuất, biện pháp cụ thể để kiểm soát chất lượng nguyên liệu, quá trình hình thành sản phẩm. Thêm vào đó, việc giám sát các hoạt động vệ sinh, triển khai các biện pháp phòng ngừa, thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh học ở  các công đoạn cần thiết để xác định nguy cơ nhiễm bẩn.

2.4. Yêu cầu về nhân sự

Doanh nghiệp cần có chuẩn mực về các vị trí làm việc phù hợp với trình độ, năng lực. Ngoài ra, đơn vị phải triển khai các chương trình khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nhằm chủ động các trường hợp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Những nhân công lao động tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải trang bị bảo hộ và tuân thủ nghiêm các quy định an toàn vệ sinh.

3. Quy trình vệ sinh theo chuẩn GMP

Trước khi tiến hành công cuộc vệ sinh công nghiệp, doanh nghiệp nên đánh giá sơ bộ về tính chuyên môn của đơn vị dịch vụ. Yêu cầu về độ lành nghề của nhân viên, máy móc thiết bị vệ sinh hiện đại, hóa chất tẩy rửa an toàn. Tất cả bước đầu nói lên đơn vị vệ sinh có thể cung cấp dịch vụ theo chuẩn GMP hay không. Theo kiến nghị của công ty dịch vụ vệ sinh chúng tôi, việc vệ sinh nhà xưởng cần tuân thủ các bước sau:

3.1. Vệ sinh nhà xưởng từ trên xuống dưới

Khi bắt tay vào dọn dẹp nhà xưởng, nhân viên vệ sinh cần phải tiến hành xử lý làm sạch khu vực trần nhà, tường vách trước. Sau khi các bụi bẩn bên trên đã được quét dọn, công cuộc vệ sinh sẽ được tiếp nối cho khu vực bên dưới như máy móc, sàn nhà,… Nếu nguyên tắc này được diễn ra ngược lại, bạn đã biết kết quả rồi đấy. Bụi bẩn bên trên sẽ rơi xuống dưới và phát tán trên khu vực đã được làm sạch. Đồng nghĩa với việc phải dọn dẹp khu vực bên dưới lần nữa. Điều đó vừa làm mất thời gian vừa hao tổn chi phí nguồn lực, hóa chất,…

3.2. Vệ sinh nhà xưởng từ trong ra ngoài

Nguyên tắc tiếp theo trong quá trình vệ sinh công nghiệp, đó là dọn dẹp từ trong ra ngoài. Nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành lau chùi từ bên trong khu vực nhà xưởng trước rồi mới ra tới cửa, khu vực hành lang. Tùy vào điều kiện thực tế của máy móc, nhà xưởng, đơn vị dịch vụ sẽ áp dụng nguyên tắc này sao cho linh hoạt nhất.

3.3. Vệ sinh nhà xưởng từ khô đến ướt

Theo quy luật dọn nhà thông thường, chúng ta thường sẽ quét sàn nhà trước để loại bỏ bụi, tạp vật rồi sau đó mới tiến hành lau sàn bằng nước. Và trong vệ sinh nhà xưởng cũng tuân theo nguyên tắc này. Đơn vị dịch vụ sẽ tiến hành quét dọn, dùng máy hút bụi để xử lý bụi bẩn bám trên bề mặt xưởng. Tiếp đó, lau chùi để làm sạch sâu bằng chổi lau sàn, các máy móc vệ sinh chuyên dụng khác. Nguyên tắc này giúp giảm thời gian vệ sinh, giảm hóa chất, nguồn nước cần tiêu thụ để rửa sạch phòng. Từ đó, tiết kiệm chi phí mà chất lượng công việc luôn được đảm bảo.

3.4. Vệ sinh nhà xưởng theo nguyên tắc 1 chiều

Vệ sinh theo đường một chiều khi lau kính, sàn nhà, tường hướng chiều dọc sẽ đảm bảo độ sạch của bề mặt mà không cần phải thao tác lại. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp cho công việc vệ sinh diễn ra dễ dàng, sạch sâu dù không cần lặp lại.

Qua bài viết này, Nano Clean đã đưa ra một số nội dung cho bạn phần nào hiểu được GMP là gì. Tóm lại, nó đề cập đến tất cả mọi yếu tố tối thiểu cần phải có để đảm bảo chất lượng, vệ sinh trong quá trình hoạt động. Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng thành công GMP sẽ đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, an toàn. Từ đó, nâng tầm vị thế doanh nghiệp cũng như giảm thiểu các chi phí không đáng có trong các trường hợp khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ mà đơn vị đang cung cấp.

Xem thêm các bài viết liên quan:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NANO VINA
  • Địa chỉ: 102 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 700000
  • Phone: 028 38409368 – Fax: 028 35119486
  • Hotline: 0927 770 770
  • Mail: admin@nanoclean.vn
  • Website: nanoclean.vn
  • Fanpage: Nanoclean.vn – Vệ sinh công nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *